TẤT CẢ VÌ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Smaller Default Larger

Tìm hiểu về Ché cổ Tây Nguyên

Người ta sắm ché chẳng những để ủ rượu cần mà để dành như vật gia bảo, có thể làm sính lễ trong cưới hỏi, đền bù khi xử phạt, thanh toán nợ nần, làm quà biếu tặng bạn bè, người thân, thông gia...

Thạc Sĩ Đinh Lăng vẫn đôi chân ấy sưu tầm Ché cổ không biết mệt mỏi

'Vua' ché cổ 

Với đồng bào miền núi, ché rượu cần là một loại tài sản quí. Những gia đình khá giả luôn có một vài bộ ché lớn nhỏ khác nhau được cất giữ cẩn thận trong nhà. Cùng với trâu, bò, cồng chiêng, đồ trang sức, ché cũng là thước đo của sự giàu có. Người ta sắm ché chẳng những để ủ rượu cần mà để dành như vật gia bảo, có thể làm sính lễ trong cưới hỏi, đền bù khi xử phạt, thanh toán nợ nần, làm quà biếu tặng bạn bè, người thân, thông gia.

 Nơi trú ngụ của thần linh

Rượu cần, người Cơtu gọi “buốh”, người Êđê gọi là “kpiê ché”, người Mnông gọi là “yang n’ranh”. Đó là loại rượu được đựng trong những chiếc ché hay ghè bằng sành, sứ do người Kinh ở đồng bằng làm ra. Trong nhà, ché được đặt tại phòng khách, đối diện với hướng cửa ra vào để “khoe” mọi người về sành điệu của gia chủ - người sẵn sàng bỏ tiền của, tài sản để sắm đủ các loại ché và bỏ ra nhiều lương thực như gạo, nếp, sắn để ủ rượu.

 

Trên vách nhà thường đóng sẵn một cái giá treo ché với một hàng ché to, một hàng ché nhỏ. Phía trên hàng ché nhỏ còn treo bầu gạo và nồi đồng.

Ché càng cổ xưa càng quí giá. Nhiều nhà sở hữu các loại ché cổ được làm ra cách đây vài trăm năm. Ché “túc” ché “tang” của người Êđê, ché “rlung” của người Mnông là các loại ché quí, có thể đổi bằng nhiều tiền, trâu, bò, cồng chiêng. Các loại ché có màu men đẹp, lạ, có hoa văn rồng và hoa văn hình học, hoa lá được đồng bào rất ưa thích.

Ché còn có nhiều kiểu dáng cao thấp, to nhỏ, tròn dài khác nhau. Ché “mẹ bồng con” là loại ché đặc biệt, trên miệng ché có gắn những chiếc ché con, là sản phẩm quí giá không phải nhà nào cũng có được. Người Cơtu thích các loại ché có nắp để bảo quản rượu được lâu dài. Các loại ché đều có giá trị ngang giá khác nhau, ché “rlung” nhỏ đổi một con trâu nghé, ché vừa đổi được con trâu choi, ché lớn đổi được con trâu lớn có bộ sừng dài.

 

Với nhiều tộc người, ché là hiện vật rất linh thiêng, nơi trú ngụ của các vị thần linh. Khi tiến hành các lễ nghi cúng sức khỏe, ăn mừng lúa mới, cưới gả, đồng bào không quên lấy huyết gà bôi vào miệng ché để làm phép, thông báo và mời thần ché cùng dự tiệc với gia chủ. Tục ngữ Mông có câu: “Làm rẫy phải rào, muốn cưới vợ hai phải có rlung”. Ngày xưa, người Mnông có chế độ đa thê, ai muốn cưới thêm vợ, tức là từ vợ thứ hai trở đi, ngoài lễ cưới, lễ hỏi bình thường phải tiến hành lễ đoàn kết giữa vợ cả và vợ thứ. Ngoài việc giết trâu đãi cả làng, tộc họ thì lễ vật không thể thiếu là những chiếc ché “rlung”. Người chồng phải tặng cho vợ cả một chiếc và cho vợ thứ một chiếc.

Độc đáo phong cách thưởng rượu

Hầu hết các dân tộc ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên đều tự làm ra rượu cần để uống. Người Cơtu làm rượu cần từ nếp than, nếp đỏ, sắn, bắp, kê, bo bo (ý dĩ)... Các loại lương thực này sau khi nấu chín, mang ủ cho lên men rồi cho vào ché để một thời gian sẽ thành rượu. Người ta gọi là rượu cần vì dùng cần để hút hoặc rượu ghè, rượu ché vì chúng được đựng trong ghè, ché.

Ngày xưa người Cơtu làm men bằng gạo, lá trầu rừng, củ riềng, vỏ quế phơi khô giã mịn trộn đều rồi nặn thành bánh men. Bánh men được phơi khô cho cứng và bảo quản được lâu hơn để dành nấu rượu. Khi nào dùng thì giã bánh men thành bột trộn với cơm rượu rồi ủ một thời gian trong ché, men càng để lâu ủ rượu càng ngon.

Từ ngày thường đến các lễ hội lớn của cộng đồng đều có nhu cầu thưởng thức rượu cần. Người ta hiếm khi uống rượu cần một mình mà thưởng thức, chung vui của cả cộng đồng. Người được mời uống rượu phải tuân theo các qui định của tập tục như là một thứ văn hóa rượu cần.

Bất cứ uống rượu về việc gì trước tiên phải cúng bàn thờ ông bà, cúng đá bếp và than lửa bếp, cúng bồ lúa và các cửa ra vào. Chủ nhà khấn vái tại ché rượu và mời các thần rừng núi, suối, thác đến uống. Cúng xong mới được phép mời mọi người nếm rượu đầu. Trước khi cúng thần linh phải mời người đại diện đến cắm cần vào ché rượu. Lúc uống phải hút ra một ống rượu đầu cho những người đến sau nếm, nếu ché rượu to phải hút thật nhiều, khoảng một phần hai ché rượu để khi bà con đến có rượu uống ngay.

Trong khi chờ đợi, chủ nhà mời khách đến chỗ để ché rượu, nếu thích thì có thể uống bằng ly, chén, không nhất thiết phải cầm cần uống rượu. Khi gia đình có tổ chức lễ lộc, chủ nhà đích thân hoặc cử người lớn tuổi đi mời tất cả bà con trong làng. Chủ nhà thường cử một người chuyên phục trách việc đổ nước vào các ché rượu, khách mời không được làm việc này. Người ta dùng một cái sừng trâu như một đơn vị đo lường để châm thêm nước. Khách được mời thường phải uống cạn một sừng trâu. Khách và chủ thi nhau uống sáng đêm.

Ngày nay, người miền núi vẫn còn thích dùng rượu cần vì đó là thức uống gắn với truyền thống ẩm thực của họ. Các loại ché xưa là tài sản quí của mỗi gia đình được truyền qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, giống như cồng chiêng và hiện vật dân tộc học khác, các loại ché cổ quí hiếm đã bị những kẻ săn lùng đổ cổ mua và đưa đi khỏi buôn làng gây nên nạn “chảy máu” ché. May thay, nhiều bảo tàng địa phương đã kịp sưu tầm, lưu giữ, bảo tồn một số ché cổ của đồng bào, giới thiệu đến công chúng nét đặc trưng của văn hóa tộc người Trường Sơn - Tây Nguyên.

 


Tiêu chí để xác định giá trị của một món Ché cổ Tây Nguyên theo thứ tự dễ nhớ là: "Nhất dáng, nhì da, tam toàn, tứ tuổi".
“Dáng” và “da” nhằm đánh giá yếu tố đẹp của món cổ vật, là dấu ấn văn hoá mà người xưa để lại, thể hiện trình độ tay nghề thiết kế, tạo hình, bố cục, trang trí trên món đồ có độc đáo hay không. "Toàn" là tình trạng cổ vật có lành lặn hay dập vỡ, nguyên vẹn hay sứt mẻ. Tiêu chí "tuổi" để xác định giá trị món cổ vật ra đời vào thời kỳ nào, bao nhiêu năm tuổi… Ngoài ra tiêu chí "minh văn, hiệu đế" (chữ được vẽ, chạm, khắc trên cổ vật) giúp xác định xuất xứ, nguồn gốc của món đồ.

  

Bộ môn Ký Kiểu Chúa Trịnh Kỳ 1

Bộ môn Ký Kiểu Chúa Trịnh Kỳ 2

Bộ môn Ký Kiểu Chúa Trịnh Kỳ 3

Bộ môn Ký Kiểu Chúa Trịnh Kỳ 4

Bộ môn Ký Kiểu Chúa Trịnh Kỳ 5

Bộ môn Ký Kiểu Chúa Trịnh Kỳ 6

Gốm Cổ Bát Tràng

Gốm Cổ Cây Mai

Gốm Cổ Châu Ổ

Gốm Cổ Chu Đậu

Gốm Cổ Gò Sành

Gốm Cổ Quảng Đức

Gốm Cổ Vạn Ninh

Hội thảo khoa học quốc tế Gốm cổ Bình Định - Vương quốc Vijaya TK 11-15

Lò Gốm Cổ Gò Sành

Nhà sưu tầm Đặng Quốc Huy đi khắp nơi để tìm hiểu nghiên cứu các dòng gốm cổ

Độc đáo bộ sưu tập gốm cổ tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai

Ché Cổ Tây Nguyên nét độc đáo trong nghệ thuật trang trí và xuất xứ

Cổ vật ngày càng xa rời buôn làng

Đặng Quốc Huy
Số điện thoại: 0935029429 - 0964353235
Địa chỉ nhà riêng: 209/40 Quang Trung - Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk
Số tài khoản: 5200205574462 Agribank - Chi nhánh Đắk Lắk
Số tài khoản: 0231000596982 Vietcombank - Chi nhánh Đắk Lắk
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. - This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Website: http://ruoudinhlang.net/
Facebook: Dhtn Dqhuy
Youtube: Mua bán củ Đinh lăng

 

 

Đồ Cổ

Gốm Cổ Cây Mai

Gốm Cổ Châu Ổ

Gốm Cổ Chu Đậu

Gốm Cổ Gò Sành

Gốm Cổ Quảng Đức

Gốm Cổ Bát Tràng

Hội thảo khoa học quốc tế Gốm cổ Bình Định - Vương quốc Vijaya TK 11-15

Lò Gốm Cổ Gò Sành

Nhà sưu tầm Đặng Quốc Huy đi khắp nơi để tìm hiểu nghiên cứu các dòng gốm cổ

Độc đáo bộ sưu tập gốm cổ tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai

Hầm rượu Đinh lăng