TẤT CẢ VÌ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Smaller Default Larger

Phát hiện nhiều vùng dược liệu tự nhiên quý hiếm tại Tây Nguyên

Qua các cuộc khảo sát thực tế địa bàn rừng núi vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao, Đắk Lắk đã phát hiện một số khu vực có nhiều cây dược liệu tự nhiên, trong đó có vùng cây dược liệu mọc tập trung với trữ lượng khá lớn, có thể tổ chức khai thác, thu hái sử dụng chữa bệnh theo những bài thuốc đông y cổ truyền.

Vùng nguyên liệu Đinh lăng Tây nguyên


Tại địa bàn huyện M’Đrắk, gần đây phát hiện tại những khu rừng núi của những xã Ea M’Đoan, Ea Mlay, Krông Á và Ea Trang có khá nhiều các loại cây dược liệu quý như: Thạch xương bồ, thổ phục linh, kim ngân, đỗ trọng nam, hoàng đắng, cốt toái bổ, củ bình vôi, cẩu tích, thạch lâm, riềng rừng, thiên niên kiện phân bố khá tập trung. Một số nơi có các loại dược liệu phát triển nhiều với trữ lượng lớn.

 

 


Trên vùng cao dãy núi Chư Yang Sin thuộc địa bàn huyện Krông Bông và Lắk đã phát hiện một số loại dược liệu: Kê huyết đằng, nhân trần nam, ngũ gia bì chân chim, sa nhân và hồng đẳng sâm mọc mật độ dày đặc.

 


Đối với một số vùng rừng núi thuộc các xã: Ea M’roh, Ea Kiết (huyện Cư M’Gar) Ea Wel, Ea Hoar, Krông Na (Buôn Đôn) đã phát hiện một số loại cây dược liệu quý phát triển tương đối nhiều. Một số khu rừng, cây dược liệu phát triển tập trung trên một vùng rộng lớn với địa hình bằng phẳng, rất thuận lợi cho việc thu hái và vận chuyển. Riêng loại cây nhân trần ở Buôn Đôn là loại thảo mộc phát triển khá tập trung với trữ lượng rất lớn, đang được nhiều người dân thu hái để sử dụng và buôn bán, tạo thêm thu nhập.


Nguyễn Tiên Tri

 

 

 

Hầm rượu Đinh lăng