Smaller Default Larger

Người nghệ nhân của buôn làng Y Thái Êban

NGHỆ NHÂN CỦA BUÔN LÀNG Y THÁI ÊBAN

 


Sau khi Hội thi tạc tượng gỗ dân gian các dân tộc Tây Nguyên năm 2017 kết thúc, các nghệ nhân đã để lại dấu ấn của riêng mình bằng những tác phẩm điêu khắc độc đáo và ấn tượng. Với tác phẩm “Thầy cúng và người đàn bà phụ cúng”, nghệ nhân Y Thái Êban đến từ Buôn Krông B – xã Ea Tu – Thành phố Buôn Ma Thuột đã xuất sắc giành giải nhì của hội thi.

Nghệ nhân trẻ giành giải Nhất Hội thi tạc tượng gỗ dân gian Tây Nguyên 2017 


Như chúng ta đã biết, tạc tượng gỗ dân gian là một nghề thủ công truyền thống, một loại hình nghệ thuật độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Điều đặc biệt, để có một tác phẩm đẹp thì nghệ nhân chính là người quyết định bởi lẽ có nghệ nhân mới có tượng và nghệ nhân giỏi thì tượng mới đẹp. Có thể nói, mỗi bức tượng là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo mang sắc màu dân gian truyền thống của từng dân tộc bản địa, được nghệ nhân thể hiện qua từng thớ gỗ, giàu tính tượng hình, biểu cảm qua đường nét, hình khối thô, chắc… và được tô điểm màu sắc và hoa văn trang trí in đậm dấu ấn văn hóa truyền thống.

Mặc dù không qua trường lớp nào nhưng không biết từ bao giờ niềm đam mê với điêu khắc đã gắn liền với người nghệ nhân tài năng này, nó đã giúp ông tạo ra những bức tượng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc mình, làm phong phú thêm cho loại hình nghệ thuật tôn giáo độc đáo này.

Từ những thân gỗ thô sơ với đủ hình dáng, kích thước đều được ông tận dụng, nảy ra ý tưởng để rồi mân mê, đục đục, đẽo đẽo, tạc theo sở thích của mình. Chỉ qua sự đẽo gọt bằng rìu, qua bàn tay khéo léo của mình, có vô vàn những cảnh sống, cảnh sinh hoạt, lao động thường ngày của người dân, muông thú và cỏ cây đã được ông sáng tạo thành những tác phẩm nghệ thuật. Ông chia sẻ: “các bức tượng được tạc ra không đi theo khuôn mẫu hay đường nét chung nào có sẵn mà do mình tự suy nghĩ sáng tạo ra. Cũng chỉ vì đam mê, có khi mình mải miết làm đến quên cả giờ giấc, khi nhìn đồng hồ thì đã 2 giờ sáng rồi. Thậm chí còn tranh thủ khắc sau mỗi giờ đi làm rẫy về. Nhưng cái khó là làm sao khi hoàn thành một tác phẩm, tượng gỗ phải có hồn để người xem có thể hình dung được mình muốn nói đến điều gì” – ông Y Thái Êban chia sẻ. Hầu hết các bức tượng do ông tạc đều gắn với những hình ảnh sinh hoạt đời thường của người dân nơi đây: phụ nữ giã gạo, người thầy cúng, đi chân đất chân trần, đi xách nước…

Người nghệ nhân của buôn làng Y Thái Êban

Cùng với thời gian cũng như những xô bồ, hối hả trong cuộc sống thường ngày, ai cũng lo cho cuộc sống gia đình nên việc tạc tượng ít dần và có nguy cơ bị mai một. Khi được hỏi về dự định truyền lại nghề cho con cháu. Ông nói “Hiện nay, Buôn Ma Thuột còn rất ít người biết về nghề tạc tượng, tôi là người “Ban Mê” nên tôi sẽ dạy cho tất cả mọi người, không chỉ trong buôn làng, mà ngay cả những người ở nơi khác đến, chỉ cần họ có đam mê thì tôi cũng không ngại khó, ngại khổ để truyền dạy”.

Thời gian đến, ông mong rằng các cấp, các ngành sẽ tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa để các nghệ nhân có cơ hội phát triển tài năng, các nghệ nhân như ông sẽ có “đất” thỏa sức thể hiện những tác phẩm điêu khắc mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Tây Nguyên./.
Hồng Thắm

Bộ ché cổ khổng lồ: Trả giá cao đến đâu cũng... tiễn khách!

Nét văn hóa Tây Nguyên qua bộ sưu tập Ché Nguyễn Văn Hải

Người sở hữu kho cổ vật ‘khủng’ giá triệu đô-la ở Tây Nguyên hơn 15 năm

Hội thảo khoa học quốc tế Gốm cổ Bình Định - Vương quốc Vijaya TK 11-15

Thạc Sĩ Đinh Lăng vẫn đôi chân ấy sưu tầm Ché cổ không biết mệt mỏi

Người giữ hồn Tây Nguyên

Hầm rượu Đinh lăng

Amakong bổ thận tráng dương

Cơ Hội Việc Làm

Y Học Cổ Truyền

Sâm Ngọc Linh