Smaller Default Larger

Chia sẻ kinh nghiệm mở nhà hàng, quán nhậu

ĐINH LĂNG TÂY NGUYÊN CHIA SẺ KINH NGHIỆM MỞ NHÀ HÀNG - QUÁN NHẬU
Ông bà ta có câu "Phi thương bất phú" nên có gắng mở tiệm để nâng cao chất lượng cuộc sống. Một vài kinh nghiệm của rượu đinh lăng chấm net hy vọng sẽ giúp ích được các bạn. 

  1. Xác định rõ mục đích kinh doanh của mình. Sau đây Mr Huy chi sẻ một số  kinh nghiệm để các tham khảo. Đầu tiên bạn phải tự lên kế hoạch cho mình theo công thức 5W&1H để có hệ thống
     

    + Why: Tại sao bạn lại chọn bán cơm niêu mà không phải là món khác, lý do thực sự để bạn mở quán là gì để sinh lời hay vì đam mê của bạn.=> Nếu không vì đam mê thực sự bạn sẽ khó trụ đến lúc có lời được.
    + Who: Bán cho ai? Bạn xác định đối tượng khách hàng nào mà bạn đang nhắm đến.Tầng lớp nào cao cấp hay bình dân, người lao động hay công chức, chỉ phục vụ cho một số người hay phục vụ đại trà => Từ đó bạn xác định được giá bán và món bán cho nhà hàng của bạn.
    + Where: Ở đâu? Bạn dự định mở nhà hàng của bạn tại khu vực nào, thành phố nào, có gần trung tâm các sở ban ngành, gần chợ, gần trường học hay gần các công ty không. => Bạn xác định được giá thuê cho mặt bằng.Theo kinh nghiệm của mình bạn cứ nhờ nhân viên môi giới bất động sản khu vực bạn nhắm đến đi săn mặt bằng cho bạn, bạn vừa đỡ tốn sức mà vẫn có mặt bằng như ý. Thường thì bên môi giới sẽ lấy phí dịch vụ bên cho thuê nhà nên bạn không phải lo chuyện chi phí cho môi giới. Còn nếu bạn muốn có mặt bằng tốt hẳn thì nên trả thêm ít tiền xăng xe cà phê cho các anh em đảm bảo bạn sẽ có mặt bằng tốt hợp túi tiền.



    + What: Bán cái gì? Bạn xác định được đối tượng khách hàng nhắm tới rồi thì nên nghiên cứu xem những món cơm nào sẽ phù hợp với đối tượng bạn nhắm đến và giá thành bạn dự định đưa ra. Khu vực bạn dự định mở nhà hàng có đối thủ cạnh tranh nào đang kinh doanh không, đánh giá tiềm năng của đối thủ, điểm mạnh điểm yếu của đối thủ để mình có thể đưa ra được phương thức kinh doanh hiệu quả nhất.
    + When: Khi nào bạn bắt đầu? Xác định được thời điểm mở nhà hàng cũng rất quan trọng. Như bạn thấy các món nóng sẽ rất được ưa chuộng vào mùa lạnh và các món lạnh sẽ rất thích hợp vào mùa hè => Nếu bạn mở sai mùa thì thời gian để thu hút khách sẽ rất lâu và tốn kém.
     Củ đinh lăng to nhất Việt Nam
    + How: Làm như thế nào? Bước này rất quan trọng, bạn phải lập ra cho mình chiến lược kinh doanh riêng của nhà hàng mình. Bạn dự định sẽ mở khi nào, thiết kế quán ra sao, chi phí xây dựng sửa chữa như thế nào, đầu tư trang thiết bị ra sao, tuyển bao nhiêu nhân viên và khi nào tuyển, huấn luyện nhân viên ra sao.....Nói chung là tất tần tật các thứ có thể xảy ra bạn phải dự phòng được trước.



    2. Những chi phí dự trù phải chuẩn bị trước khi mở quán
    + Chi phí mặt bằng : thường thì phải đặt cọc 1-3 tháng tiền MB + thanh toán 6 tháng đến 1 năm tiền MB cho lần đầu tiên.
    + Thuế: Nếu bạn mở nhà hàng sẽ phải đăng ký kinh doanh và đóng thuế. Nếu chỉ làm hộ kinh doanh cá thể thì sẽ phải đóng thuê môn bài 1tr/năm hoặc 500k/nửa năm. Sau đó có thuế khoán theo tháng đóng cho bên phường nơi bạn kinh doanh.
    + Chi phí thiết kế: Mình khuyên chân thành bạn dù nhà hàng bạn có lớn hay nhỏ thì cũng nên có thiết kế và phải tuân thủ theo bản thiết kế đã duyệt. Bản thân mình và rất nhiều chủ quán cafe, nhà hàng cũng đã mắc lỗi này. Khi không có thiết kế bạn tự decord hết thì nhìn qua từng khu vực sẽ thấy đẹp nhưng sẽ không có kiến trúc tổng thể sẽ làm mất đi lợi thế cảnh quan của nhà hàng, nếu nhà hàng không đẹp bạn sẽ mất một lượng khách tương đối.
    Thêm vào đó kiến trúc sư sẽ dự trù cho bạn được số lượng vật liệu cũng như chi phí cho decord giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều tiền so với tự làm.
    + Chi phí xây dựng sửa chữa trang trí nhà hàng. Thường khoản này + chi phí thuê MB + chi phí thiết kế sẽ chiếm khoảng 60% tổng vốn.
    + Chi phí trang thiết bị: Bạn phải lên kế hoạch mua sắm trang thiết bị trong nhà hàng của bạn như bàn, ghế, nồi niêu xoong chảo, chén bát v.v...bao gồm số lượng, chủng loại, giá từng loại và có bản dự trù tổng thể. Theo kinh nghiệm của mình thì một số đồ không quan trọng bạn có thể mua đồ second hand, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho mục này.

    + Chi phí thuê nhân viên: Bạn phải dự trù được số lượng nhân viên cho mỗi bộ phận, bao nhiêu người cho một ca thì đủ, nên tuyển dư ra 1 nhân viên cho mỗi bộ phận để luôn có kế hoạch thay thế người dự phòng tránh trường hợp nhân viên nghỉ ngang mình sẽ nằm trong thế bị động. Bạn dự trù lương cho từng tháng và phải chuẩn bị lương cho ít nhất 6 tháng kinh doanh vì phải dự trù được thời gian để có lượng khách ổn định. (Nên có một kế toán và một quản lý thật giỏi và có kinh nghiệm về nhà hàng để kiểm soát chi phí cũng như định hình phong cách riêng cho nhà hàng của bạn)
    + Chi phí đồng phục: Mỗi bộ phận đều nên có đồng phục riêng và có logo hoặc đặc điểm riêng của nhà hàng. Giúp khách nhận biết và ghi nhớ được nhà hàng của bạn khác với những nơi khác ra sao, ngoài ra còn tạo sự chuyên nghiệp trong việc tạo dựng thương hiệu riêng của nhà hàng.
    + Chi phí hoạt động: Bao gồm điện, nước, gas , thực phẩm, gia vị......Nên dự trù chi phí này trước trong ít nhất 3 tháng. Thường thì món ăn 1 sẽ lời 3 từ đó bạn tính được chi phí tổng thể để có kế hoạch hoạt động.
    + Chi phí quảng cáo: Bao gồm những chương trình bạn đưa ra để thu hút khách, menu, logo, Một cài bình rượu Đinh lăng,hình ảnh, v.v...Tất cả những gì liên quan đến hình ảnh và chương trình quảng cáo phải được thiết kế và lên kế hoạch cụ thể vì chi phí này rất lớn trong thời gian đầu mở nhà hàng.


    3.Thực hiện:
    Bạn lên một bảng thời hạn cụ thể trong suốt quá trình mở nhà hàng để có kế hoạch cho từng mục lục công việc:
    + Sửa và decord mặt bằng: thường việc này mất khoảng 2 đến 4 tuần tùy nhà hàng lớn hay nhỏ.Tốt nhất bạn nên thương lượng với chủ mặt bằng cho bạn xin 1 tháng không tính tiền để sửa chữa cũng như setup.
    + Setup nhà hàng: Nếu có kinh nghiệm thì việc setup khá nhanh chỉ trong khoảng 1 tuần đổ lại.
    + Tuyển dụng và đào tạo nhân viên: Thường thì nhân viên sẽ được tuyển trước khoảng 3 tuần trước khai trương. Bạn nên dành ra 2 tuần để huấn luyện nhân viên về kỹ năng, kiến thức về lĩnh vực của bạn, nên cho nhân viên thử các món ăn trước để biết trong nhà hàng có món gì tiện việc tư vấn cho khách hàng sau này => Nâng cao sự chuyên nghiệp của nhà hàng.

    + Quảng cáo: Bạn nên chạy chương trình quảng cáo khai trương nhà hàng trước khoảng 2 tuần để tạo tò mò. Nên có chương trình đặc biệt riêng cho ngày khai trương để tạo ấn tượng tốt với khách đến dự khai trương. Lên danh sách khách mời và mời khách trước khoảng 1 tuần để khách sắp xếp công việc.
    + Tiền khai trương: Trước ngày khai trương 1 tuần bạn nên cho nhà hàng chạy thử trước để nhân viên quen với địa hình cũng như cách phối hợp công việc với các bộ phận ra sao. Việc này sẽ giúp nhân viên vào guồng để đến khi khai trương không bị bỡ ngỡ. Khoảng thời gian này bạn nên mời người thân mình cùng bạn bè đến thưởng thức dịch vụ trước xem có tốt chưa, còn cần gì để khắc phục nữa không thì bạn khắc phục luôn trước khai trương. Sau đó làm vệ sinh tổng thể lần cuối.
    Hình ảnh vô bình rượu đinh lăng giao hàng cho khách
    Trước khai trương 2 ngày bạn nên tổ chức một buổi tiệc thân mật cho toàn thể nhân viên trong nhà hàng trước là để mọi người trong các bộ phận quen nhau, sau là để lấy tinh thần để anh em chuẩn chị khai trương cho tốt.
    Trước ngày khai trương 1 ngày bạn nên cho các bạn nghỉ ngơi để lấy phong độ tốt nhất cho khai trương (Tránh trường hợp mệt mỏi vì hôm trước dọn dẹp quá nhiều để chuẩn bị khai trương dẫn đến dịch vụ đi xuống làm mất ấn tượng tốt với khách).
    + Khai trương
    Đây là chủ ý tư vấn riêng của mình, nếu bạn thấy ý kiến nào hay thì cứ tham khảo. Riêng mình khuyên bạn 2 điều chân thành này khi bạn mở nhà hàng:
    *** Phải có 1 quản lý giỏi để diều hành cũng như mang khách về cho bạn. Lương quản lý có thể sẽ khá cao nhưng chi phí này là chính đáng. Nếu bạn thuê người không có năng lực hoặc kinh nghiêm nhiều bạn sẽ trả giá rất đắt về điều này (Mình cũng đã bị trường hợp như vậy).
    *** Nên có 1 kế toán giỏi chuyên về dịch vụ ăn uống để kiểm soát lượng hàng hóa cũng như lưu lượng tiền mặt của nhà hàng bạn. Người này nhất quyết không thể không có.
     Củ đinh lăng to nhất Việt Nam

CHÚC BẠN THÀNH CÔNG!

 

 

Hầm rượu Đinh lăng

Amakong bổ thận tráng dương

Cơ Hội Việc Làm

Y Học Cổ Truyền

Sâm Ngọc Linh