Smaller Default Larger

7 việc cần làm ở tuổi 30 để tương lai giàu có

Rất nhiều bước ngoặt cuộc đời diễn ra khi bạn ở tuổi tam thập, từ thăng tiến trong nghề nghiệp đến mua nhà...

Những bước đi quan trọng về tài chính trong suốt những năm 30 tuổi có thể giúp bạn thành công trong tương lai. Trên Business Insider, chuyên gia hoạch định tài chính người Mỹ Eric Roberge, người sáng lập trang web tài chính Beyond Your Hammock đã chia sẻ 7 điều nên làm ở tuổi 30 để có tương lai giàu có.

 

 

1. Sống thấp hơn khả năng của bạn

Nếu bạn kiếm được 15 triệu đồng mỗi tháng và bạn tiêu 14,5 triệu đồng, theo lý thuyết bạn đã sống dưới khả năng của mình, bạn không tiêu nhiều hơn kiếm được, không mắc nợ và về cơ bản là bạn ổn. Nhưng ổn và giàu có là rất khác nhau. Nếu bạn càng muốn giàu, bạn càng phải sống thấp hơn khả năng của mình. Bạn càng chi ít hơn số tiền bạn nhận được mỗi tháng bạn sẽ càng nhanh đạt được mục tiêu tài chính (nếu bạn tiết kiệm và đem tiền đi đầu tư).

 

2. Tập trung vào tỷ lệ tiết kiệm/thu nhập, không phải số tiền tiết kiệm

Nếu bạn kiếm được 15 triệu, bạn dùng 10 triệu để tiết kiệm và đầu tư, đây là một tỷ lệ lớn và bạn đã bỏ ra một số tiền khá ấn tượng. Nếu bạn bắt đầu kiếm được nhiều hơn, ví dụ 20 triệu/tháng, bạn vẫn không thay đổi số tiền tiết kiệm và đầu tư của mình. Bạn tiêu xài 5 triệu có thêm kia, bạn đã trở thành nạn nhân của phong cách sống hưởng thụ và cách sống này sẽ giết chết giấc mơ thành công về tài chính của bạn nhanh hơn bất kỳ thứ gì khác.

Tuy nhiên, tập trung vào tỷ lệ, bạn sẽ đảm bảo được bạn luôn tiết kiệm nhiều hơn khi bạn kiếm được nhiều hơn.

3. Dành thời gian theo dõi và xem xét lại tiền của bạn

Sai lầm lớn nhất mà tôi thấy nhiều người làm với tiền của mình là họ bị động chứ không phải chủ động, tức là họ sẽ nhìn vào số tiền trong ngân hàng khi muốn làm một việc gì đó, như đi du lịch, đổi việc, nghỉ hưu... Bị động nên ta dễ dàng bỏ qua các vấn đề tài chính nếu không có sai lầm nghiêm trọng. Bạn nghĩ nếu vẫn đủ sức mua những gì mình muốn, thì có gì phải lo lắng?

Tiền thường có xu hướng bỏ chúng ta đi khi chúng ta không chú ý đến nó. Vì thế hãy quan tâm đến tiền của bạn, dành thời gian đánh giá và làm nó sinh sôi. Nên thiết lập một lịch định kỳ cho việc này. Khi bạn dành thời gian để xem qua tất cả các chi tiêu, tài khoản, và giá trị ròng của bạn, bạn buộc phải suy nghĩ về hành động của mình.

4. Đa dạng hóa danh mục đầu tư và nơi đầu tư

Chúng ta đi làm, hàng tháng vẫn đóng một khoản tiền cho hưu trí sau này. Đầu tư vào hưu trí là một việc cần thiết nhưng bạn nên nhớ, phải đến một thời gian nhất định bạn mới được sử dụng số tiền này, nếu sử dụng sớm bạn sẽ thiệt hại. Ngoài đầu tư cho quỹ hưu trí, bạn có thể có nhiều lựa chọn khác như đầu tư vào cổ phiếu, nhà đất để tạo ra nhiều dòng thu nhập cho mình...

5. Đừng tiêu nhiều hơn mà hãy chi tiêu tốt hơn

Mọi người đều tin rằng nếu kiếm được nhiều tiền hơn, bạn có thể chi tiêu nhiều hơn. Bạn đúng về mặt kỹ thuật nhưng có thể bạn sai lầm nếu cho rằng chi tiêu nhiều hơn có thể khiến bạn hài lòng hơn hay hạnh phúc hơn.

Sự thật tiền không mang lại hạnh phúc, trừ khi bạn tập trung vào những gì có ý nghĩa với mình. Mọi người đều có giá trị của riêng mình, thứ có ý nghĩa với tôi chưa hẳn đã có ích cho bạn, bạn sẽ gặp rắc rối về tài chính khi bạn quyết định tiêu tiền giống như người khác. Khi bạn tiêu vào thứ gì mà bạn nghĩ là nên làm hoặc để gây ấn tượng hoặc làm vui lòng người khác, thì nhiều tiền hơn và tiêu nhiều hơn chỉ khiến bạn khổ sở.

Hãy dừng lại và nghĩ về những giá trị cốt lõi mà bạn coi trọng: như cộng đồng, gia đình, phát triển hay học tập. Càng chú ý chi tiêu cho những gì bạn coi trọng, bạn sẽ càng hạnh phúc với những gì mình mua.

6. Biết rõ khi nào bạn cần một người hỗ trợ lập kế hoạch tài chính

Cũng giống như tập thể dục, bạn không dễ tự mình đến phòng gym đúng lịch, không dễ biết bài tập nào phù hợp với mình và khi tập cần bổ sung thực phẩm gì.

Trong tài chính cũng vậy, không dễ để bạn cam kết làm đi làm lại một việc đúng, không dễ để biết khi nào thì nên làm gì.

Một huấn luyện viên thể thao hay một chuyên gia hoạch định tài chính có thể giúp bạn xác định được liệu bạn có đạt được mục tiêu hay không và làm thế nào để đạt được mục tiêu. Chuyên gia tài chính có thể giúp bạn tạo ra một lượng tiền lớn hơn so với bạn tự mình làm tất cả mọi thứ.

Tất nhiên, không phải ai cũng cần một người lập kế hoạch cho mình. Có người vẫn tự duy trì được thói quen tập thể dục thì cũng có người đam mê tài chính và tự mình quản lý tiền bạc.

7. Cách để thành công về mặt tài chính là đơn giản, vì vậy đừng làm phức tạp nó

Thành công tài chính đến từ những điều rất nhỏ, từ những hành động đơn giản mà bạn thực hiện một cách nhất quán theo thời gian. Đó là một quá trình lâu dài đòi hỏi sự kiên nhẫn và kỉ luật. Ai cũng có thể xây dựng sự giàu có nếu biết chấp nhận một số thực tiễn tốt nhất cho việc quản lý tiền tệ:

- Tập trung vào thói quen của mình, chú ý tới chi tiêu và tiết kiệm của bạn.

- Tránh các chương trình làm giàu nhanh.

- Tìm kiếm sự hướng dẫn từ các chuyên gia hoặc những người đã thành công trong việc phát triển sự giàu có.

Sưu tầm Internet

 

 11 điều người giàu chọn làm, người nghèo không

 7 thứ bạn không nên ngừng đầu tư để phát triển bền vững

Hầm rượu Đinh lăng

Amakong bổ thận tráng dương

Cơ Hội Việc Làm

Y Học Cổ Truyền

Sâm Ngọc Linh